
Kính thưa: Quý vị đại biểu khách quý, các đồng chí lãnh đạo địa phương cùng các ông, bà, cô bác và các đại biểu cử tri về dự hội nghị
Rất vinh dự cho tôi được tham gia ứng cử đại biểu HĐND tỉnh khóa XVII, nhiệm kỳ 2021-2026, đồng thời lại được Uỷ ban bầu cử tỉnh giới thiệu vào danh sách những người ứng cử đại biểu HĐND tỉnh tại đơn vị bầu cử số 7, huyện Thanh Hà.
Kính thưa hội nghị!
Tôi là: BÙI VĂN THĂNG Sinh ngày: 01/9/1972
Quê quán: Xã Tân Hương, huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương
Nơi ở hiện nay: Phố Thái Học I, phường Sao Đỏ, TP Chí Linh, tỉnh HD
Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Kinh tế nông nghiệp
Chức vụ: Ủy viên BTV Tỉnh ủy - Giám đốc Sở NN&PTNT.
Kính thưa quý vị đại biểu cùng toàn thể cử tri trên lĩnh vực công tác của mình tại HN hôm nay tôi xin báo cáo với đại biểu và các cử tri tình hình sản xuất nông nghiệp của tỉnh HD:
- Hải Dương đã hình thành SX hàng hóa quy mô lớn; sản xuất NN an toàn, cơ giới hóa ngày càng được quan tâm; sản xuất NN CNC đã bước đầu được ứng dụng…
- Tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức: Biến đổi khí hậu; thiên tai, dịch bệnh; việc tiêu chuẩn hóa sản phẩm nông nghiệp còn hạn chế, thị trường biến động (giá cả, cạnh tranh…); liên kết trong sản xuất và tiêu thụ lỏng lẻo; bảo quản chế biến chưa phát triển…
- Áp lực đảm bảo mục tiêu tăng trưởng (3%/năm), đảm bảo ANLT, nâng cao giá trị gia tăng…
Đại hôi lần thứ 17 đảng bộ tỉnh đã xác định NN là một trong 4 trụ cột phát triển kinh tế (mặc dù giá tri tăng trưởng chiếm khoảng 8% tổng sản phẩm)
Do vậy sở NN&PTNT đã tham mưu ban hành một Đề án về " phát triển SX NN HH tập trung ứng dụng CNC, NN hữu cơ" để đáp ứng được các mục tiêu:
1. Quy hoạch, phát triển các vùng trọng điểm, chuyên canh sản xuất các sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh.
2. Chuyển từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, nông thôn.
3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, công nghệ số, công nghệ thông tin trong các khâu của chuỗi giá trị.
4. Đẩy mạnh công tác xây dựng thương hiệu gắn xúc tiến thương mại; Phát triển các sản phẩm truyền thống, sản phẩm lợi thế, chủ lực của tỉnh gắn với quy trình tiêu chuẩn hóa sản phẩm theo tiêu chuẩn trong nước và quốc tế.
5. Chuyển đổi và sử dụng linh hoạt đất trồng lúa sang trồng cây rau màu, cây hằng năm khác có giá trị kinh tế cao.
6. Thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực NN, hình thành các liên kết theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ.
Kính thưa quý vị đại biểu cùng toàn thể cử tri!
Được ứng cử đại biểu HĐND tỉnh tại huyện Thanh Hà tôi thấy mình cần phải có trách nhiệm nhiều hơn và cũng có điều kiện hơn để được góp một phần sức lực của mình cùng với Huyện ủy, HĐND, UBND huyện và nhân dân huyện Thanh Hà phát triển sản xuất nông nghiệp, đời sống người dân khu vực nông thôn ngày càng phát triển, đi lên.
Điểm nổi bật trong sản xuất nông nghiệp huyện Thanh Hà:
1. Trồng trọt
Là huyện thuần nông và là “vựa” cây ăn quả của tỉnh với nhiều vùng cây ăn quả tập trung có thương hiệu và nối tiếng trong nước và quốc tế .Cụ thể:
* Đối với cây vải
- Diện tích vải 3.328 ha, chiếm 36% diện tích vải toàn tỉnh, là địa phương có diện tích vải lớn thứ 2 sau Chí Linh nhưng có sản lượng 30-35 ngàn tấn bằng 70% sản lượng vải toàn tỉnh.
- Đã hình thành vùng vải sớm tập trung (hơn 1.000ha) Hiện nay, vải sớm tại Khu Hà đông được đánh giá là vùng vải sớm có chất lượng ngon nhất và đang có lợi thế tốt nhất về chất lượng, thương hiệu, và giá trị kinh tế so với tất cả các vùng trồng vải trên cả nước.
- Chất lượng vải Thanh Hà, đặc biệt là vải thiều được rất nhiều chuyên gia đánh giá ngon nhất thế giới.
- Thanh Hà là quê hương của cây vải tổ, đây là ưu thế nổi trội để phát triển thương hiệu vải, nâng cao giá trị và và phát triển du lịch sinh thái tại Thanh Hà.
* Đối với cây ổi
- Diện tích gần 2.000ha tập trung tại Liên Mạc, Thanh Xuân, Thanh An, Cẩm Chế, Thanh Lang,.. là địa phương có diện tích ổi lớn nhất Hải Dương và lớn nhất Miền Bắc. Chất lượng ổi được đánh giá tốt và đã có thương hiệu mạnh tại thị trường trong nước.
* Một số nhóm cây ăn quả khác:
Cây Quất (tại khu vực Thanh Sơn, …) cây bưởi đào (Thanh Hồng), Cây chuối ở một số xã khu Hà Đông …
2. Chăn nuôi, thủy sản
- Đàn trâu, bò ước đạt 900 con (với 182 hộ chăn nuôi); Đàn lợn ước đạt 28.500 con, trong đó: Lợn nái 3.650 con và Lợn thịt: 24.950 con (với 895 hộ chăn nuôi); Đàn Gia cầm ước đạt 586.000 con (với 2.200 hộ chăn nuôi).
- Diện tích đã đưa vào khai thác nuôi thả thủy sản năm 2020 trên địa bàn huyện là: 447ha, là huyện có diện tích NTTS nhỏ nhất toàn tỉnh.Tổng sản lượng thủy sản thu hoạch năm 2020 đạt: 2.470 tấn. Trong đó: Sản lượng cá 2.200 tấn, Sản lượng thủy sản khác 270 tấn. Năng suất nuôi thả bình quân ước đạt 4,7 tấn/ha/năm.
Quy hoạch vùng NTTS tập trung: 3 vùng rươi, cáy, diện tích mặt nước là 101,61 ha. Các xã Vĩnh Lập, Thanh Sơn, Thanh Xuân.
*Những năm qua, trong bối cảnh có những thuận lợi, khó khăn, thách thức đan xen, song với sự quyết tâm và nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Hà đã vượt qua khó khăn, đạt được những thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực. Tuy nhiên vẫn còn có những khó khăn, thách thức như:
- Kinh tế phát triển khá nhưng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của huyện;
- Sản xuất nông nghiệp chưa gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm để nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
- Đầu tư cho xúc tiến thương mại đối với nông sản nói chung và vải Thanh Hà nói riêng chưa đủ mạnh;
- Thu hút nguồn lực đầu tư vào huyện chưa nhiều;
- Vấn đề ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, nông thôn chưa được giải quyết triệt để;
- Đời sống của một bộ phận người dân nông thôn vẫn còn nhiều khó khăn.
*Những khó khăn của huyện Thanh Hà đang đặt ra cũng chính là những vấn đề tôi quan tâm, trăn trở và mong muốn được tham gia cùng lãnh đạo địa phương để có những giải pháp góp phần tháo gỡ những khó khăn vướng mắc ở địa phương. Trọng tâm vào các nội dung như:
- Đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, từng bước khắc phục tình trạng sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, xây dựng các khu, vùng sản xuất tập trung quy mô lớn gắn với liên kết tiêu thụ;
- Ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh và đảm bảo vệ sinh môi trường;
- Tăng cường đầu tư hạ tầng cho các vùng sản xuất nông nghiệp tập trung như đường giao thông nội đồng, hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản tập trung...
- Tìm giải pháp đầu ra cho nông sản, làm cầu nối để các doanh nghiệp có năng lực phối hợp nông dân trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, nhất là sản phẩm Vải của Thanh Hà, phấn đấu xây dựng thương hiệu vải thiều Thanh Hà nổi tiếng không chỉ trong nước mà cả nước ngoài, hướng đến xuất khẩu để nâng cao giá trị sản xuất, gắn du lịch vải với du lịch sông Hương;
- Tham mưu xây dựng các cơ chế chính sách mới nhằm kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn huyện Thanh Hà; ( khai thác lợi thế nút giao cao tốc xuống địa phận huyện Thanh Hà)
- Tham mưu cho Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh có cơ chế hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để huyện Thanh Hà sớm hoàn thành mục tiêu huyện Nông thôn mới, đồng thời hỗ trợ để 6-8 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao và 2-3 xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Hà lần thứ XXV nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã đề ra.
Kính thưa quý vị đại biểu cùng toàn thể cử tri!
Ðại biểu HĐND phải là người có phẩm chất đạo đức tốt, bản lĩnh chính trị vững vàng, có năng lực, trình độ, nhiệt tình và trách nhiệm, đại diện cho ý chí, nguyện vọng của cử tri và nhân dân,liên hệ chặt chẽ với cử tri, lắng nghe và trả lời những ý kiến, kiến nghị chính đáng của cử tri. Nhận thức được trách nhiệm của đại biểu HĐND tôi luôn cầu thị và mong muốn cử tri và nhân dân trong tỉnh và huyện Thanh Hà thường xuyên ủng hộ, phối hợp, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Tôi xin hứa nỗ lực thực hiện tốt chương trình hành động đề ra, đáp ứng nguyện vọng và sự tín nhiệm của cử tri.
Xin kính chúc các quý vị đại biểu lời chúc sức khoẻ, hạnh phúc và thành đạt. Chúc hội nghị thành công tốt đẹp.
Xin trân trọng cảm ơn!